Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh khi xin việc

Tìm được một công việc tốt luôn là mong ước của tất cả mọi người, nhất là những bạn học sinh, sinh viên sắp và vừa mới tốt nghiệp. Bộ câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh và gợi ý trả lời khi xin việc sau đây sẽ giúp bạn trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, kỹ năng hữu ích để có một buổi phỏng vấn thành công. Cùng thanhtay.edu.vn theo dõi nhé!

1. Các câu hỏi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh và cách trả lời

Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thường gặp khi xin việc
Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thường gặp khi xin việc

Để vượt qua buổi phỏng vấn tiếng Anh xin việc trước hết bạn phải có sự chuẩn bị chu đáo, luyện tiếng Anh giao tiếp cho thật thuần thục. Ngoài ra, nắm chắc bộ câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thông dụng dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua các bài phỏng vấn một cách thuận lợi.

Tham khảo thêm các Khóa học IELTS tại Thành Tây

Câu hỏi giới thiệu bản thân

  • Tell me a little about yourself.
  • Can you introduce yourself?

Dù bạn phỏng vấn ở vị trí nào, câu hỏi này vẫn sẽ là câu xuất hiện ở các buổi phỏng vấn tuyển dụng bằng tiếng Anh. Để trả lời tốt và đúng trọng tâm câu hỏi quan trọng nãy, hãy nghiên cứu kỹ vị trí bạn ứng tuyển, tìm ra các yêu cầu về kỹ năng, năng lực nhà tuyển dụng cần ở vị trí này.

Khi trả lời, bạn cần đưa ra ngắn gọn các thông tin cá nhân cơ bản, phẩm chất, tính cách, kinh nghiệm làm việc của bản thân phù hợp đúng với vị trí bạn đang ứng tuyển. Câu trả lời của bạn cần rõ ràng, sử dụng từ ngữ chuyên môn nhưng đơn giản. Hãy thể hiện lộ trình công việc, kinh nghiệm và ưu điểm dẫn đến sự phù hợp cho vị trí ứng tuyển một cách vắn tắt nhưng đầy đủ.

Trả lời câu hỏi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tiếng Anh
Trả lời câu hỏi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tiếng Anh

Ví dụ:

I attended HCM City University of Technology and Education where I majored in E-Commerce. I’m a hard worker and I like to take on a variety of challenges. My hobbies include traveling, reading books, and singing.

(Tôi học tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, nơi tôi theo học chuyên ngành Thương mại điện tử. Tôi là một người làm việc chăm chỉ và tôi muốn đón nhận nhiều thử thách khác nhau. Sở thích của tôi gồm du lịch, đọc sách và ca hát.)

Hoặc

I have been working as a content writer at a global agency for 2 years. My duties were creating content for my Facebook page, Tiktok, PR articles, blogs… I have always been interested in writing and making creative assets, that’s why I choose to follow this career path.

Nhập mã THANHTAY20TR - Giảm ngay 20.000.000đ học phí cho KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

(Tôi đã làm việc với tư cách là người viết nội dung tại một công ty toàn cầu được 2 năm. Nhiệm vụ của tôi là tạo nội dung cho Facebook fanpage, Tiktok, các bài viết PR, blog… Tôi luôn quan tâm đến việc viết và tạo ra các tài sản sáng tạo, đó là lý do tôi chọn theo con đường sự nghiệp này.)

Why did you leave your job? (Tại sao bạn lại nghỉ công việc trước đây?)

Nếu bạn đã và đang làm công việc khác, những nhà tuyển dụng sẽ luôn muốn biết tại sao bạn rời bỏ công ty và vị trí cũ. Dù bạn có bức xúc với sếp cũ hoặc chán nản với công việc cũ, cũng đừng than vãn về nơi chốn cũ, dễ khiến nhà tuyển dụng có cảm giác bạn là người tiêu cực hoặc kẻ thích buôn chuyện.

Tránh đề cập đến mức lương không thỏa đáng hoặc thời gian ngắn bạn làm việc ở nơi cũ để tránh gây cảm giác bạn là ứng viên thích nhảy việc liên tục.

Hãy trả lời bằng cách thể hiện quan điểm muốn thay đổi do đạt tới mục tiêu trong tương lai của bạn hoặc do bạn tìm thấy điểm tương đồng, cơ hội ở vị trí mới, công ty mới một cách lạc quan và tích cực.

Ví dụ:

I’m looking for a new position where I have the opportunity to build a strong content team.

(Tôi đang tìm kiếm một vị trí mới để tôi có cơ hội xây dựng một nhóm nội dung mạnh.)

I have been working at my current company for three years now and have gained a great amount of experience in project management. However, in my most recent assignments, I have been able to work directly with the marketing team and gain skills in both copywriting and SEO.

(Tôi đã làm việc tại công ty hiện tại của mình được ba năm và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý dự án. Tuy nhiên, trong các nhiệm vụ gần đây nhất của tôi, tôi đã có thể làm việc trực tiếp với nhóm tiếp thị và đạt được các kỹ năng trong cả viết bài quảng cáo và SEO.)

Why do you want this job? (Tại sao bạn muốn làm công việc này?)

Đây là câu hỏi luôn có mặt trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng tiếng Anh, cho bạn cơ hội thể hiện sự hiểu biết của bạn về công việc bạn ứng tuyển cũng như những ưu điểm chứng tỏ bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí này. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy quyết tâm và mong muốn gắn bó của bạn, cũng như tiềm năng trong tương lai nếu bạn được chọn.

Ví dụ:

Your company has such a positive impact on people’s lives and that’s something I want to be a part of. I want to make a difference. I have considerable experience in creative writing. I can easily adapt to changes and I am willing to learn. Besides, I have always wanted to work in the field of social media and spent so much time reading about this industry. With my knowledge and enthusiasm, I think I can do well in this position.

(Công ty của bạn có tác động tích cực đến cuộc sống của mọi người và đó là điều mà tôi muốn trở thành một phần của họ. Tôi muốn làm cho một sự khác biệt. Tôi có kinh nghiệm đáng kể trong việc viết sáng tạo. Tôi có thể dễ dàng thích nghi với những thay đổi và tôi sẵn sàng học hỏi. Bên cạnh đó, tôi luôn muốn làm việc trong lĩnh vực truyền thông xã hội và đã dành rất nhiều thời gian để đọc về ngành này. Với kiến ​​thức và sự nhiệt tình của mình, tôi nghĩ mình có thể làm tốt ở vị trí này.)

Tham khảo: Bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu của bản thân

What is your biggest strength/ weakness?

Đây là một câu hỏi quan trọng và cũng là cơ hội để bạn, một lần nữa nhấn mạnh các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc bạn có phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển. Một lần nữa, hãy sử dụng bản mô tả công việc bạn ứng tuyển để tìm ra những năng lực nhà tuyển dụng mong chờ ở ứng viên. 

Câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu của bản thân
Câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu của bản thân

Ví dụ:

I’m naturally shy. From high school and into my early professional interactions, it prevented me from speaking up. I joined an improv acting class. It’s fun and has really helped me overcome my shyness. I learned practical skills around leading discussions and sharing diverse perspectives.

(Tôi vốn dĩ rất nhút nhát. Từ thời trung học và những lần đầu giao tiếp chuyên môn, điều đó đã khiến tôi không thể lên tiếng. Tôi đã tham gia một lớp học diễn xuất ngẫu hứng. Nó rất vui và đã thực sự giúp tôi vượt qua sự nhút nhát của mình. Tôi đã học được các kỹ năng thực tế xoay quanh các cuộc thảo luận hàng đầu và chia sẻ các quan điểm đa dạng.)

I tend to be a perfectionist and can linger on the details of a project which can threaten deadlines.

(Tôi có xu hướng là một người cầu toàn và có thể nán lại các chi tiết của một dự án có thể đe dọa đến thời hạn.)

Khi nói về ưu điểm, thế mạnh của bản thân,  bạn nên chọn 1 đến 2 phẩm chất của bạn có liên quan trực tiếp đến vị trí bạn ứng tuyển, kèm theo câu chuyện hoặc ví dụ để minh họa cho phẩm chất đó.

Ví dụ:

I have extremely strong writing skills. I’ve worked as a copywriter for 3 years in several industries, and am committed to both creative excellence and performance metrics when it comes to my work.

(Tôi có kỹ năng viết cực kỳ mạnh mẽ. Tôi đã làm việc với tư cách là người viết quảng cáo trong 3 năm trong một số ngành công nghiệp và cam kết đạt được cả sự xuất sắc trong sáng tạo và các chỉ số hiệu suất khi nói đến công việc của tôi.)

I never miss a deadline. I’m highly organized, and I’ve applied my natural skill for organizing people and projects to all aspects of my work.

(Tôi không bao giờ bỏ lỡ thời hạn. Tôi có óc tổ chức cao và tôi đã áp dụng kỹ năng tự nhiên của mình để tổ chức mọi người và các dự án cho tất cả các khía cạnh công việc của mình.)

Xem thêm: Cách viết về điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng Anh

What are your short/ long term goals? (Mục tiêu ngắn hạn/ dài hạn của bạn là gì?)

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết mục tiêu của bạn có song hành cùng với những công việc bạn sắp đảm nhiệm hay không. Hãy trả lời cụ thể và chẻ nhỏ các mục tiêu của bạn ra để chúng phù hợp với công việc bạn ứng tuyển.

Mục tiêu ngắn hạn / dài hạn của bạn là gì?
Mục tiêu ngắn hạn / dài hạn của bạn là gì?

Câu hỏi về long term goals sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định cái “Tầm” của bạn trong vai trò họ đang tuyển dụng. Hãy chộp lấy cơ hội này để thể hiện tham vọng, ý chí cầu tiến, định hướng tương lai một cách to lớn hơn.

Ví dụ:

In the short term, I want to grow in a position that allows me to use the entirety of my skill set rather than just a few of my abilities. In the near future, I’d also love the opportunity to learn and master new skills in my field. 

(Trong ngắn hạn, tôi muốn phát triển ở một vị trí cho phép tôi sử dụng toàn bộ bộ kỹ năng của mình thay vì chỉ một vài khả năng của tôi. Trong tương lai gần, tôi cũng muốn có cơ hội học hỏi và thành thạo các kỹ năng mới trong lĩnh vực của mình.)

My short-term goal is to find a position where I can use the knowledge and strengths that I have. I want to partake in the growth and success of the company I work for.

(Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm một vị trí mà tôi có thể sử dụng kiến ​​thức và thế mạnh mà tôi có. Tôi muốn tham gia vào sự phát triển và thành công của công ty mà tôi đang làm việc.)

In the long term, I want to take on leadership responsibilities such as being a team leader. I believe my short-term goals will help me get there.  

(Về lâu dài, tôi muốn đảm nhận những trách nhiệm lãnh đạo chẳng hạn như trưởng nhóm. Tôi tin rằng các mục tiêu ngắn hạn của tôi sẽ giúp tôi đạt được điều đó.)

Câu hỏi kiểm tra độ hiểu biết của bạn về công ty

What do you know about our company?

Qua câu trả lời cho câu hỏi này, bạn sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn nghiêm túc và đã có sự tìm hiểu, nghiên cứu về công ty bạn đang ứng tuyển. Vì thế, hãy trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ những thông tin chính mà bạn biết về công ty này. Cũng có thể thể hiện sự ngưỡng mộ hoặc niềm say mê, được truyền cảm hứng của bạn với công ty.

Ví dụ:

In my opinion,  X is alway one of the most popular companies in the country. Everyone has at least one of your products in their houses and it shows me that X plays an essential role in our life. That’s what I really admire and I hope that by joining the company I can create the same value.

(Theo tôi, X vẫn là một trong những công ty nổi tiếng nhất trong nước. Mọi người đều có ít nhất một sản phẩm của bạn trong nhà của họ và điều đó cho tôi thấy rằng X đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Đó là điều tôi thực sự ngưỡng mộ và tôi hy vọng rằng bằng cách gia nhập công ty, tôi có thể tạo ra giá trị tương tự.)

Câu hỏi về mức lương

What are your salary expectations?

Bạn phải am hiểu về mức lương cụ thể mà công ty này sẽ đưa ra, mức lương trung bình trên thị trường cho vị trí này và mức lương bạn nghĩ bạn xứng đáng nhận được. Khi bạn trả lời tự tin, rõ ràng về một mức lương phù hợp với năng lực và hiệu quả công việc của bạn, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn có “self-awareness” tốt, biết người biết ta và tự tin.

Ví dụ: 

My salary expectations are in line with my experience and qualifications. However, I do understand that positions similar to this one are paid in the range from ___ to ___. With my experience, skills, and certifications, I would expect to receive a range from __ to ___.

(Kỳ vọng về mức lương của tôi phù hợp với kinh nghiệm và trình độ của tôi. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng các vị trí tương tự như vị trí này được trả trong khoảng từ ___ đến ___. Với kinh nghiệm, kỹ năng và chứng chỉ của mình, tôi hy vọng sẽ nhận được một khoảng từ __ đến ___.)

Do you work well under pressure?

Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ quan tâm đến việc bạn có làm việc tốt khi phải sống chung với áp lực công việc không. Trong thời đại 4.0, bạn cần thể hiện bạn đáng tin cậy, có ý thức, có khả năng quản lý thời gian của bản thân, có khả năng đương đầu với deadline mà không bị hoảng loạn hay bỏ trốn, có trách nhiệm.

Hãy trình bày phương án đương đầu với áp lực công việc và thể hiện cách làm việc khoa học, có tổ chức của bạn nhé.

Ví dụ:

During times of pressure, I try to prioritize and plan as much as I can. After I’m organized, I really just put my head down and work hard in a smart way. I don’t let the pressure affect me. 

(Trong thời gian áp lực, tôi cố gắng sắp xếp thứ tự ưu tiên và lên kế hoạch nhiều nhất có thể. Sau khi sắp xếp được tổ chức, tôi thực sự chỉ cần cúi đầu xuống và làm việc chăm chỉ một cách thông minh. Tôi không để áp lực ảnh hưởng đến mình.)

Bạn cũng có thể nhân cơ hội này kể ra những kinh nghiệm đối đầu với deadline gấp hoặc thành tích vượt khó của bạn trong quá khứ.   

Ví dụ:

I love working under pressure since I can work out what order to do things in by thinking about which tasks are urgent and how important each task is. If I’m not sure what’s urgent and what isn’t, or how important different tasks are, I find out.

(Tôi thích làm việc dưới áp lực vì tôi có thể tìm ra thứ tự để thực hiện công việc bằng cách nghĩ xem nhiệm vụ nào là khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng nhiệm vụ. Nếu tôi không chắc điều gì khẩn cấp và điều gì không hoặc mức độ quan trọng của các nhiệm vụ khác nhau, tôi sẽ tìm hiểu.)

Why should I hire you? (Tại sao tôi nên thuê bạn?)

Đây là lúc để bạn một lần nữa khẳng định lại thế mạnh của mình và thể hiện sự phù hợp với vị trí ứng tuyển cũng như môi trường công ty. Hãy nói làm sao để tự “bán” bản thân một cách thuyết phục nhất có thể.

Ví dụ:

There are two reasons I should be hired. First, my experience is almost perfectly aligned with the requirements you asked for in your job listing. Second, I’m excited and passionate about this industry and will always give 100%.

(Có hai lý do các anh nên thuê tôi. Thứ nhất, kinh nghiệm của tôi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu được đưa ra cho vị trí công việc. Thứ hai, tôi thích và say mê lĩnh vực này và sẽ luôn luôn cống hiến 100% sức lực của mình cho công việc.)

Câu hỏi về kỹ năng quản lý thời gian: Bạn quản lý thời gian của mình theo những cách nào?

Khi hỏi câu này, nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn có thể đương đầu với các nhiệm vụ khác nhau với các thời hạn (deadlines) khác nhau mà không khiến bản thân bị bối rối và quên mất mình cần làm gì không?

Tôi có thể tin tưởng bạn và ý thức của bạn không? Bạn tổ chức thời gian làm việc với cuộc sống như thế nào? Bạn sẽ tốn thời gian để lập danh sách hay bạn thực sự sẽ hoàn thành những việc bạn cần làm? Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau đây.

Ví dụ:

I made a list. I work out what order to do things in by thinking about which tasks are urgent and how important each task is. If I’m not sure what’s urgent and what isn’t, or how important different tasks are, I find out. If I’m given a new task I add it to the list and decide when to do it, so I adapt the order in which I do things as necessary.

(Tôi lập một danh sách. Tôi tìm ra thứ tự thực hiện công việc bằng cách nghĩ xem nhiệm vụ nào là khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng nhiệm vụ. Nếu tôi không chắc việc gì khẩn cấp và việc gì không hoặc mức độ quan trọng của các nhiệm vụ khác nhau, tôi sẽ tìm hiểu. Nếu tôi được giao một nhiệm vụ mới, tôi sẽ thêm nó vào danh sách và quyết định thời điểm thực hiện, vì vậy tôi điều chỉnh thứ tự mà tôi làm những việc khi cần thiết.)

How do you handle change? (Bạn đối phó với sự thay đổi thế nào?)

Bạn có thể tham khảo câu trả lời như sau:

I’ve experienced many changes previously. I handle the situation by quickly coming up to speed on the changes and applying myself to make them a success.

(Trước kia tôi đã trải qua nhiều sự thay đổi. Tôi đối phó tình hình này bằng cách nắm bắt thật nhanh thông tin về những thay đổi và làm việc cật lực để phù hợp với những thay đổi đó.)

Bạn là người chấp nhận rủi ro hay bạn là người tránh xa những rủi ro?

Are you a risk taker or do you like to stay away from risks?

Ví dụ câu trả lời:

I think it’s important to take some risks. I keep the options open and if the reward justifies the risks, I would definitely try. So I’m more of a risk taker.

(Tôi nghĩ liều lĩnh quan trọng lắm. Tôi chưa quyết định bây giờ và nếu phần thưởng biện minh cho những rủi ro, thì nhất định tôi sẽ thử. Do đó, tôi là người chấp nhận rủi ro nhiều hơn.)

Bạn đã tham gia các hoạt động ngoại khóa gì?

What extracurricular activities were you involved in?

Ví dụ câu trả lời:

I was involved in our school newspaper. I was one of the writers for two years.

(Tôi đã tham gia vào tờ báo của trường. Tôi là một trong những người viết khoảng hai năm.)

Phương châm quản lý của bạn là gì?

What is your management philosophy? 

Ví dụ câu trả lời:

I think management should provide guidance, direction, and leadership, and finally set an example to subordinates.

Tôi nghĩ người quản lý nên có khả năng đưa ra sự hướng dẫn, định hướng, có tinh thần lãnh đạo, và cuối cùng là phải là tấm gương cho cấp dưới noi theo.

Nếu bạn có thể thay đổi một điều về tính cách của bạn, thì đó là gì và tại sao?

If you could change one thing about your personality, what would it be and why?

Ví dụ câu trả lời:

I get easily frustrated at people who don’t work very hard. But I know people have different work styles and different work habits. So if I could change something, I would like to be more understanding.

Tôi dễ thất vọng với những người làm việc không chăm chỉ. Nhưng tôi biết mọi người đều có những phong cách và thói quen làm việc khác nhau. Vì vậy, nếu tôi có thể thay đổi một điều gì đó, tôi muốn có khả năng tỏ ra khoan thứ/thông cảm nhiều hơn.

Tham khảo: Cách viết CV bằng tiếng anh ấn tượng

Do you have any questions? (Bạn có câu hỏi nào không?)

Không nhà tuyển dụng nào tìm kiếm những ứng viên thụ động, vì thế nếu bạn trả lời là KHÔNG khi bạn có cơ hội hiểu biết thêm về công việc mình ứng tuyển, chắc chắn bạn sẽ bị mất điểm. Hãy tận dụng câu hỏi này để thể hiện bạn chủ động, cầu tiến, thực sự quan tâm đến công việc, công ty và hứng thú với vị trí bạn ứng tuyển.

Bạn cũng có thể nhân đây để đưa ra một vài đề xuất, thắc mắc của bạn trong quá trình tìm hiểu về công ty, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có nghiên cứu kỹ và hứa hẹn những sáng tạo, thay đổi, đóng góp giá trị nếu bạn được tuyển dụng. 

Ví dụ:    

  • What are the current projects this position or team is working on?
  • What is the biggest challenge an individual in this position will face?
  • What are the benefits of the employees? Do I have to work on the weekend? 
  • What are the KPI metrics for this position? 

Bạn có thể hỏi về cơ hội thăng tiến, khả năng được đào tạo.

  • What are the prospects for growth in this job?
  • What is the chance of getting promoted? Does the company offer in-house training to staff?

Tham khảo: Hướng dẫn 5+ cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh

2. Những lưu ý khi trả lời phỏng vấn tiếng Anh

Tìm hiểu về công ty mà mình ứng tuyển

Đây có lẽ là bước đầu tiên bạn cần làm ngay khi nhận được lời mời phỏng vấn. Tìm hiểu về công ty, bạn sẽ tham gia phỏng vấn bằng tiếng Anh không chỉ cho bạn thông tin giá trị, mà còn tăng vốn từ bạn cần khi trả lời phỏng vấn về doanh nghiệp. Càng nhiều thông tin tìm được về công ty, bạn càng có nhiều điều để nói.

Ngôn ngữ cơ thể phù hợp

Quan trọng không kém khả năng nói tiếng Anh đó là body language (ngôn ngữ cơ thể) phù hợp. Nó ảnh hưởng đến âm điệu giọng nói của chúng ta theo nhiều cách. Ngôn ngữ cơ thể phù hợp, nhất là biểu cảm gương mặt và cử chỉ tay, sẽ giúp bạn truyền tải ý tưởng đến nhà tuyển dụng rõ ràng hơn.

Lên kế hoạch cho câu trả lời

Viết ra những điều bạn dự định giới thiệu về bản thân hay trả lời các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn. Nhiều câu hỏi phỏng vấn khá phổ thông, có nghĩa là bạn có thể biết trước điều mình nên nói.

Kiểm soát tốc độ khi nói

Chú ý là tiếng Anh khi được nói bởi người bản ngữ tốc độ nhả chữ chậm hơn so với các ngôn ngữ khác. Nói chậm lại đặc biệt quan trọng với những ngôn ngữ vốn có tốc độ nhả chữ nhanh như tiếng Việt.

Những lưu ý khi trả lời phỏng vấn tiếng Anh
Những lưu ý khi trả lời phỏng vấn tiếng Anh

Hãy cố bắt theo nhịp nói của người tiếng Anh bản ngữ trong khi phỏng vấn. Vì nó không chỉ khiến câu trả lời của bạn rõ ràng hơn mà còn cho bạn thời gian sắp xếp câu trả lời khi nói.

Nói thành những câu ngắn

Bên cạnh việc nói chậm lại, hãy nhớ trả lời thành những câu ngắn để nhà tuyển dụng hiểu điều bạn đang nói. Các câu phức khá lắt léo để nói rõ nghĩa, nhất là khi tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ. Điều thường thấy ở các ứng viên, thậm chí người tiếng Anh bản ngữ gặp rắc rối và mất phương hướng khi ý tưởng quá phức tạp và câu hội thoại quá dài.

Tập trung nói những điều mình chắc chắn

Một phần lý do các ứng viên lo lắng khi tham gia phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh, đó là họ sợ không thể hiện đúng điều họ muốn nói. Điều này cản trở họ trả lời câu hỏi phỏng vấn một cách chính xác.

Để loại bỏ nỗi lo này, cố gắng tập trung vào những điều bạn có thể nói. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy không thể nói, dùng từ ngữ khác hoặc giải thích để nêu ý kiến.

Không hiểu, đừng ngần ngại hỏi lại

Trong quá trình phỏng vấn, có thể bạn sẽ không hiểu câu hỏi hay không chắc điều nhà phỏng vấn muốn hỏi. Trường hợp này, đừng e ngại xin nhắc lại câu hỏi hay một từ bạn không hiểu trong câu hỏi. Trả lời khi không chắc chắn về câu hỏi gây ảnh hưởng xấu đến bạn và khả năng hiểu vấn đề của bạn.

Tham khảo thêm: Những đoạn hội thoại tiếng anh về ăn uống

3. Những lỗi ứng viên gặp phải khi đi phỏng vấn

Bạn nên nghiên cứu kỹ các thông tin này và đừng nghĩ rằng nó không hề quan trọng trước khi bắt đầu bất kỳ 1 cuộc phỏng vấn nào nhé. (Dựa trên một cuộc nghiên cứu từ 2.000 ông chủ).

Lỗi về cử chỉ

  • 21% nghịch tóc hay vuốt mặt.
  • 47% có một chút hoặc không biết gì về công ty ứng tuyển.
  • 67% không hề giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng.
  • 38% ít cười.
  • 33% tư thế/ điệu bộ xấu.
  • 21% khoanh tay qua trên ngực.
  • 9% sử dụng cử chỉ tay quá nhiều và không cần thiết.
  • 33% hay bồn chồn lo lắng.

Lỗi về ngôn ngữ giao tiếp

  • Giải thích quá nhiều vì sao bạn mất công việc trước.
  • Cảm thấy không vượt qua được khi mất việc. (tự ti do bị mất việc lần trước)
  • Thiếu sự hài hước, nhiệt tình, hay cá tính riêng.
  • Không cho thấy đủ sự quan tâm hay nhiệt tình với cuộc hội thoại.
  • Tập trung quá nhiều vào cái bạn muốn.
  • Không chuẩn bị trước câu trả lời khi phỏng vấn. 
  • Thất bại trong việc làm bản thân trở nên khác biệt với các ứng viên khác. 

Tham khảo: Viết về trải nghiệm của bản thân bằng tiếng Anh

Trên đây thanhtay.edu.vn đã tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thường gặp khi đi xin việc. Hãy chăm chỉ luyện tập để mở ra cho mình những cơ hội mới nhé! Đừng quên truy cập vào Blog học tiếng anh để đón đọc thêm các bài chia sẻ mới nhất nhé về tiếng anh nhé!

Bình luận

Bài viết liên quan: