Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành quảng bá thương hiệu

Quảng bá thương hiệu là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với những người làm kinh doanh và không ít những cá nhân trong công cuộc xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Nhưng quảng bá thương hiệu tiếng Anh là gì?

Hãy cùng Thành Tây tìm hiểu một số Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành quảng bá thương hiệu ngay trong bài viết này nhé.

1. Quảng bá thương hiệu là gì?

Quảng bá thương hiệu trong tiếng Anh gọi là: Brand Advertising.

Quảng bá là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân. 

(Theo Luật Quảng cáo Việt Nam 2012)

Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành quảng bá thương hiệu
Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành quảng bá thương hiệu (Brand Advertising)

Quảng bá xây dựng thương hiệu là quảng bá nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận biết về một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo này thường rất đơn giản vì chỉ nhấn mạnh vào thương hiệu là chính.

Tham khảo thêm về Khóa học IELTS Thành Tây

2. Một số thuật ngữ về các hình thức quảng bá thương hiệu trong tiếng Anh

2.1. Media Advertising (Quảng cáo truyền thông)

Thuật ngữ này chỉ các phương thức quảng bá thương hiệu thông qua các kênh truyền thông như báo chí (báo truyền thống và báo điện tử), các kênh truyền hình, phát thanh… Hình thức quảng bá này có sức ảnh hưởng lớn và mạnh, phạm vi quảng bá rộng. Tuy nhiên đòi hỏi cần quảng bá với tần suất lớn cùng với chi phí khá cao.

2.2. Direct Response Advertising (Quảng cáo trực tiếp)

Nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức quảng bá trực tiếp đến tận các khách hàng tiềm năng bằng việc gửi email marketing, nhắn tin, gọi điện thoại, thậm chí gửi thư tín… để nâng cao khả năng tiếp xúc trực tiếp cũng như tăng tính thuyết phục. Tuy nhiên nhược điểm là tốn khá nhiều nguồn lực.

2.3. Marketing online (quảng bá trực tuyến)

Là việc sử dụng các kênh, công cụ quảng cáo trên internet như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội…

Nhập mã THANHTAY20TR - Giảm ngay 20.000.000đ học phí cho KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
 Một số thuật ngữ về các hình thức quảng bá thương hiệu trong tiếng Anh
Một số thuật ngữ về các hình thức quảng bá thương hiệu trong tiếng Anh

2.4. Place Advertising (Quảng cáo ở nơi công cộng)

Bạn dễ dàng bắt gặp những băng rôn, áp phích hay các xe bus, xe tải, bảng đèn điện hay hàng loạt vật dụng thông thường khác tại các điểm công cộng có xuất hiện hình ảnh, tên thương hiệu nào đó. Đây chính là phương thức quảng cáo công cộng mà các doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận người tiêu dùng một cách dài hạn mà không cần tiêu tốn quá nhiều ngân sách.

Tham khảo:

2.5. Sponsorship and Event Marketing (Quảng bá thương hiệu thông qua tài trợ và sự kiện)

Rất dễ hiểu, đây là hình thức quảng bá thông qua việc tổ chức các sự kiện hoặc tài trợ cho các chương trình, sự kiện để quảng bá thương hiệu.

2.6. Consumer Promotion (Khuyến mại khách hàng)

Việc đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà, phát mẫu dùng thử miễn phí… thường có sức hấp dẫn lớn mà người mua hàng nào cũng thích.

2.7. Personal Selling (Bán hàng cá nhân)

Đừng quên sử dụng đến đội ngũ nhân viên bán hàng xuất sắc, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để giới thiệu trực tiếp sản phẩm của  công ty, cửa hàng, nhà hàng nhé. Tuy bị hạn chế về số lượng khách hàng tiếp xúc nhưng hiệu quả thì cao hơn hẳn so với các phương thức quảng bá khác đấy nhé.

Tham khảo thêm bài viết khác: Tên tiếng Anh cho nam và nữ

3. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành quảng cáo

3.1. Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành quảng cáo

  • Ad slicks: Các mẫu quảng cáo được làm sẵn
  • Photomatic: P/p chụp ảnh minh hoạ trực tiếp
  • Preferred position: Vị trí quảng cáo ưu tiên
  • Audio: Quảng cáo bằng âm thanh
  • Average frequency: Tần suất trung bình
  • Spot: Đoạn, mẩu quảng cáo truyền hình
  • Camera-ready: Sẵn sàng cho làm phim
  • Color separation: Tách màu
  • Camera separation: Tách màu, tạo phim negative
  • Film negative: Phim âm bản, làm âm bản phim
  • Graphic designer: Thiết kế đồ hoạ
  • Broadsheet: Biểu ngữ, giấy in một mặt
  • Animatic: Phần vẽ mô tả kịch bản outlines
  • Answer print: Bản in thử để khách hàng ký duyệt
  • Proof: In thử trước khi đưa vào in hàng loạt
  • Media buyer: Người mua sản phẩm truyền thông
  • Media mix: Truyền thông hỗn hợp,
  • Media vehicle: Kênh truyền thông
  • Guaranteed circulation: Số lượng phát hành đảm bảo
  • Interlock: Lồng âm, lồng tiếng cho phim quảng cáo
  • Jingle: Nhạc nền phim quảng cáo
  • Offset lithography: Phương pháp in offset dùng lô in.
  • Composition: Thành phần, nội dung mẫu quảng cáo
  • Gatefold: Tờ gấp, tờ rơi
  • Billboard: Biểu bảng
  • Body copy: Viết nội dung thân bài cho quảng cáo
  • Copy platform: Cơ sở lời tựa
  • Database: Cơ sở dữ liệu
  • Display advertising: Quảng cáo trưng bày
  • Dummy: Bản duyệt trước khi triển khai
  • Editor: Người biên tập
  • Cover date: Ngày đăng báo
  • On-sale date: Ngày đăng tải
  • News release: Ra tin, phát hành tin trên báo
  • Preproduction: Tiền sản xuất

3.2. Từ vựng quảng cáo chung

  • Advertiser: Khách hàng, người sử dụng quảng cáo
  • Advertising agency: Công ty quảng cáo, đại diện quảng cáo
  • Advertising appeal: Sức hút của quảng cáo
  • Advertising campaign: Chiến dịch quảng bá
  • Advertising environment: Môi trường quảng cáo
  • Advertising objectives: Mục tiêu quảng bá
  • Advertising plan: Kế hoạch quảng bá
  • Advertising research: Nghiên cứu quảng cáo
  • Advertising strategy: Chiến lược quảng cáo
  • Agency network: Hệ thống các công ty quảng cáo
  • Agency of record: Bộ phận đăng ký, book quảng cáo
  • Brainstorming: Lên ý tưởng
  • Brand: Thương hiệu
  • Brand development index (BDI): Chỉ số phát triển thương hiệu
  • Brand loyalty: Mức độ trung thành với thương hiệu
  • Attention value: Đánh giá mức độ tập trung
  • Integrated marketing communications (IMC): Truyền thông phối hợp với marketing
  • International advertising: Quảng cáo quốc tế (cho quốc gia khác)
  • Bursting: Thường xuyên và liên tục
  • Business advertising: Quảng cáo dành cho đối tượng Business
  • Buying center: Bộ phận mua dịch vụ
  • Call to action: Lời kêu gọi hành động
  • Carrying effect: Hiệu quả thực hiện chiến dịch
  • Collateral sales material: Công cụ hỗ trợ kinh doanh trong QC
  • Combination rate: Chi phí quảng cáo tổng hợp
  • Commission: Hoa hồng quảng cáo
  • Communication objectives: Mục tiêu truyền thông
  • Comparative parity method: Phương pháp luận lập kế hoạch so sánh
  • Consumer advertising: Quảng cáo nhắm tới đối tượng tiêu dùng
  • Consumer market: Thị trường của đối tượng tiêu dùng
  • Corporation public relations: Làm quan hệ công chúng ở mức công ty
  • Cost per point (CPP): Chi phí phải trả để đạt điểm rating
  • Creative strategy: Chiến lược sáng tạo
  • Event sponsorship: Tài trợ sự kiện
  • Execution: Sản phẩm quảng cáo thực tế
  • Flat rate: Giá quảng cáo không có giảm giá
  • Flexography: Kỹ thuật in phức hợp bằng khuôn mềm
  • Full-service advertising agency: Đại diện quảng cáo độc quyền
  • Globalization: Toàn cầu hoá quảng cáo: thông điệp v.v
  • Lifestyle: Lối sống, Thói quen trong cuộc sống
  • Limited-service advertising agency: Đại lý quảng cáo nhỏ lẻ
  • Local advertising: Quảng cáo tại địa phương
  • Makegood: Quảng cáo thiện chí, hỗ trợ, đền bù.
  • Market research: Nghiên cứu thị trường
  • Market segment: Phân khúc thị trường
  • Marketing: Làm thị trường, lên chiến lược thị trường
  • Marketing concept: Khái niệm về làm thị trường
  • Marketing plan: Kế hoạch thị trường
  • Mass marketing: Làm thị trường trên quy mô lớn, tổng thể
  • Message research: Nghiên cứu thông điệp
  • Objective and task method: Phương pháp luận mục tiêu và ngân sách
  • Personal selling: Bán hàng cá nhân, trực tiếp
  • Barter: Phương thức trao đổi hàng, dịch vụ
  • Behavior segmentation: Phân khúc theo thị hiếu khách hàng
  • Benefit segmentation: Phân khúc theo lợi ích khách hàng
  • Big idea: Ý tưởng sáng tạo
  • Billings: Tổng doanh thu quảng cáo

Xem thêm bài viết khác: Từ vựng chủ đề sức khỏe

4. Ứng dụng từ vựng tiếng Anh chuyên ngành quảng cáo

Sau khi đã học từ vựng về quảng cáo bạn có thể nhớ hết được chúng không? Hãy ứng dụng những từ vựng tiếng Anh chuyên ngành quảng cáo vào giao tiếp thực tế để học thuộc nhanh hơn. Dưới đây là một số cuộc đàm thoại tiếng Anh về quảng cáo:

Ứng dụng từ vựng tiếng Anh chuyên ngành quảng cáo
Ứng dụng từ vựng tiếng Anh chuyên ngành quảng cáo

Ví dụ 1:

  • A: How much is this month’s advertising revenue?
  • B: 1 billion VND
  • A: What is the strategy for the next month?
  • B: We’re going to process the IMC

Ví dụ 2:

  • A: Have you done the advertising design yet?
  • B: I finished it last night. I just emailed you
  • A: Very well. How much is the cost per order?
  • B: 12 ​​million dong

Tham khảo bài viết khác: Từ vựng đồ dùng trong nhà bếp

5. Mẹo học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành quảng cáo

Tương tự như cách học từ vựng thông qua phim ảnh, chúng ta có thể học từ vựng thông qua quảng cáo:

Bước 1: Lựa chọn quảng cáo

Việc chọn lựa quảng cáo là một khâu quan trọng của quá trình học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành quảng cáo. Có thể lựa chọn theo các tiêu chí sau:

Quảng cáo yêu thích: Hãy chọn quảng cáo về thần tượng của mình. Chắc chắn bạn sẽ có động lực to lớn to học tập
Phù hợp với trình độ: Khi mới bắt đầu, bạn hãy chọn những quảng cáo với lượng thông tin vừa phải, sau đó hãy nâng dần lên

Bước 2: Xem để hiểu

Tùy theo trình độ của bản thân để chọn phim phụ đề tiếng Việt hay phụ đề tiếng Anh. Miễn sao các bạn có thể hiểu được nội dung và các tình huống trong quảng cáo.

Bước 3: Xem để học

Hãy ghi lại những từ vựng cấu trúc đã học được từ quảng cáo. Tuy nhiên khoan tra từ điển vội nhé. Hãy cố gắng đoán nghĩa của từ trước. Điều này sẽ giúp bạn nhớ từ lâu hơn và thúc đẩy tư duy não bộ.

Bước 4: Nhại quảng cáo

Nhại quảng cáo giúp bạn luyện được cách nói có ngữ điệu. Hãy “bắt chước” diễn viên nói lại đoạn quảng cáo đã học vừa để luyện từ vựng vừa luyện phát âm nhé. Chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp hơn đấy.

Qua bài viết này, thanhtay.vn.edu đã chia sẻ với các bạn Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành quảng bá thương hiệu và một số hình thức quảng bá hiệu quả nhất hiện nay. Hi vọng đây sẽ là những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích từ chuyên mục Học IELTS của chúng tôi sẽ giúp bạn trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu riêng của mình.

Bình luận

Bài viết liên quan: